Sau nhiều lần hỏi mua Twitter thì mới đây, ngày 27/10, tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã sở hữu mạng xã hội này với mức giá 44 tỷ đô la.

Trước khi thâu tóm mạng xã hội Twitter, tỷ phú Elon Musk đã sở hữu riêng 2 công ty tỷ đô đó là hãng xe điện Tesla và Công ty vận tải vũ trụ SpaceX. Các giới quan sát không thể xác định được tính chất dự đoán cũng như phi tiền tệ của 2 công ty này.

Sau khi lên nắm quyền tại mạng xã hội này, Elon Musk đã trực tiếp xa thải ngay 4 vị giám đốc của  Twitter gồm: Giám đốc Điều hành – Parag Agrawal, Giám đốc Tài chính – Ned Segal, Giám đốc Pháp chế và Chính sách – Vijaya Gadde, Tổng cố vấn – Sean Edgett, theo tờ New York Times cho biết.

Trong kế hoạch mua lại Twitter, ông Elon Musk đã hứa sẽ thay đổi nền tảng mạng xã hội này với việc nới lỏng các quy tắc kiểm duyệt nội dung, làm cho thuật toán minh bạch hơn.

Theo vị tỷ phú này cho biết: ông sẽ theo đuổi tính thực dụng cũng như tính minh bạch từ nguồn tin của người dùng, giúp mạng xã hội này trở nên tự do ngôn luận hơn.

Vị tỷ phú từng có ý định từ bỏ thương vụ nhưng đã đổi ý khi ông phải gặp thách thức pháp lý do cố rút lui.

Trước đó, vào tháng 4, Twitter chấp nhận đề xuất của tỷ phú Tesla liên quan đến thương vụ mua lại mạng xã hội này và đặt nền tảng ở chế độ riêng tư.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Musk bắt đầu gây nghi ngờ về ý định của mình khi cáo buộc rằng công ty không tiết lộ đầy đủ số lượng tài khoản giả và muốn chấm dứt thỏa thuận.

Giải thích lý do mua lại Twitter, ông Musk cho rằng “điều quan trọng đối với tương lai của nền văn minh là có một quảng trường kỹ thuật số dành cho tất cả mọi người, nơi người ta có thể tranh luận về nhiều thể loại tín ngưỡng một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực”.

Ông còn dự định sẽ hủy bỏ lệnh cấm suốt đời đối với một số người dùng. Điều này có nghĩa là một số người có thể quay lại Twitter một cách hợp pháp.

 

SHARE