Độ ta không độ nàng là gì? độ ta không độ nàng là tựa đề của bài hát được dịch ra từ Trung Quốc, nội dung bài hát độ ta không độ nàng diễn tả nội tâm của nhân vật nam là một thầy tu trong chùa đem lòng yêu quận chúa nhưng không nở bỏ từ bi để theo nàng.

Câu độ ta không độ nàng có ý nghĩa là than sao cuộc đời bất công, phật độ chàng thoát khỏi chốn yêu thương đau khổ của trần đời cho chàng cuộc sống thanh tịnh, ấy vậy mà sao không độ luôn nàng, để nàng hiểu đạo để nàng phải chịu nổi đau nơi con tim giầy xéo, thiện tai thiện tay.

“Độ ta không độ nàng” là một từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội thời gian vừa qua và nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ trên mạng xã hội. Với cái tên khá lạ, thế nhưng độ ta không độ nàng lại trở thành xu hướng mới thay thế cho “cục xì gầu ông bê bắp”.

Chỉ sau vài ngày xuất hiện tại Việt Nam, “độ ta không độ nàng” đã nhanh chóng lọt vào top 2 trending của Youtube.

“Độ ta không độ nàng” có tên gốc là “Độ tôi, không độ cô ấy” (tên tiếng Trung: 渡我不渡她) là một bài hát nhạc Hoa. Phiên bản gốc cùng tên do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày, lời Việt Yu Ling. Những ca từ trong bài hát là câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu hòa thượng và cô gái phàm trần là quận chúa rất xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu hòa thượng này. Thế nhưng, vì tiểu hòa thượng là người đã quy y cửa phật nên không thể động lòng được trước quận chúa.

Sau này, quận chúa bị hoàng tử xấu xa nhìn trúng, muốn lấy nàng làm thiếp, nàng không chịu, chạy đến hỏi hòa thượng: “Chàng có thích ta không?”, chàng không đáp lời, nàng nói: “Ta hiểu rồi”. Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia uống say, mò đến phòng nàng đòi động phòng trước, cướp mất sự trong trắng của nàng, nên nàng đã treo cổ tự vẫn trên người còn đang mặc đồ cưới.

Chính cái chết của nàng đã khiến cho vị tiểu hòa thượng thức tỉnh và nhận ra rằng mình cũng có tình cảm sâu đậm với cô gái ấy nhưng không dám thừa nhận. Hòa thượng tìm đến tên hoàng tử kia, một kiếm chém đứt yết hầu.

Trong lúc đau khổ tột độ, vị hòa thượng chỉ biết hỏi Phật Tổ, tại sao phổ độ chúng sinh, cứu giúp mọi người mà lại không độ cho cô gái ấy để cô chịu nhiều đau khổ.

Như vậy, cái tên “Độ ta, không độ nàng” xuất phát từ câu nói oán trách của nhà sư với Phật Tổ. “Độ” (渡) nghĩa gốc là “qua/vượt qua”, nhưng cũng có nghĩa là “cứu giúp” trong giáo lý của Phật giáo. “Độ ta, không độ nàng” được hiểu là: “Vì sao phù hộ ta mà không phù hộ cho nàng?”.

Trên thực tế, chủ đề tình yêu đôi lứa luôn hấp dẫn trong nghệ thuật. Những tác phẩm càng oan trái, oái ăm như “Độ ta, không độ nàng” lại càng khiến khán giả nhớ đến. Chủ đề nhà sư lưu luyến hồng trần cũng không hiếm thấy trong nền văn hóa Á Đông. Như truyện “Đức Phật và nàng”, “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Trung Quốc hay bi kịch của nhà sư Anchi và Kiyo trong truyện cổ “Nàng Kiyohime hóa rắn” của Nhật Bản.

Với giai điệu da diết, ca từ đậm chất ngôn tình bi ai khiến cho ai đã nghe một lần cũng bị ấn tượng. Hãy cùng thưởng thức bản tiếng Trung của bài hát cùng với câu chuyện được kể lại trong video dưới đây nhé.

Lời bài hát Độ ta không độ nàng:

Phật ở trên kia cao quá

Mãi mãi không độ tới nàng

Vạn dặm tương tư vì ai

Tiếng mõ vang lên phũ phàng

Chùa này không thấy bóng nàng

Bồ đề chẳng muốn nở hoa

Dòng kinh còn lưu vạn chữ

Bỉ ngạn phủ lên mấy thu

…………….

Hồng trần hôm nay xa quá

Ái ố không thể giãi bày

Hỏi người ra đi vì đâu

Chắc chắn không thể quay đầu

Mộng này tan theo bóng phật

Trả lại người áo cà sa

Vì sao độ ta không độ nàng ???

…………….

Vì người hoa rơi hữu ý

Khiến nước chảy càng vô tình

Một thưở niên hoa hợp tan

Tiếng mõ xưa rối loạn

Bồ đề không nghe tiếng nàng

Hồng trần đã mấy độ hoa

Mắt còn vương màu máu

Hồng nhan chẳng trông thấy đâu?

…………….

Lại một tay ta gõ mõ

Phá nát cương thường biến họa

Vài độ xuân thu vừa qua

Có lẽ không còn thấy nàng

Hỏi phật trong kiếp này

Ngày ngày gõ mõ tụng kinh

Vì sao độ ta không độ nàng???

…………….

Vì người hoa rơi hữu ý

Khiến nước chảy càng vô tình

Một thưở niên hoa hợp tan

Tiếng mõ xưa rối loạn

Bồ đề không nghe tiếng nàng

Hồng trần đã mấy độ hoa

Mắt còn vương màu máu

Hồng nhan chẳng trông thấy đâu?

————-

Lại một tay ta gõ mõ

Phá nát cương thường biến họa

Vài độ xuân thu vừa qua

Có lẽ không còn thấy nàng

Hỏi phật trong kiếp này

Ngày ngày gõ mõ tụng kinh

Vì sao độ ta không độ nàng?

Nguồn bài viết: quantrimang.com

SHARE